Top những thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Mục lục

Việc lên kế hoạch, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai. Bởi yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Việc ăn uống thiếu chất ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và con trong quá trình bầu. Sẽ gây ra một số bệnh lý cho mẹ bầu trong quá trình thai kỳ. Vì thế, lựa chọn được chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ đầy dưỡng chất sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển ổn định

Dinh dưỡng tác động như nào đến sự phát triển của trẻ

Yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc không đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến thai nhi phát triển chậm. Làm ảnh hưởng xấu đến các vấn đề sức khỏe sau này.

Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện quá trình tăng trưởng của bào thai. Giảm tối đa tỷ lệ mắc nhóm bệnh dị tật, các bệnh về da,…

Bổ sung nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ

Bổ sung dinh dưỡng trong khoảng thời gian mang bầu sẽ cao hơn giai đoạn trước mang thai

– Protein: Nhu cầu hấp thụ tăng 15g/ngày trong suốt 6 tháng đầu và 18g cho 3 tháng cuối. Phần lớn cung cấp lượng đạm qua động vật và thực vật là chủ yếu

– Năng lượng: Năng lượng cung cấp sẽ tăng khoảng 360kcal/ngày so với thông thường. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối sẽ tăng khoảng 475 kcal/ ngày

– Vitamin: Các loại vitamin A, D, E, C, B,.. cần được cung cấp đầy đủ trong suốt quá trình mang thai

– Chất béo: Chiếm 20-25 % tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Việc bổ sung chất béo giúp tăng khả năng chuyển hóa và bão hòa các loại vitamin tan trong dầu.

– Chất khoáng: Bổ sung Canxi, photpho, sắt, kẽm,…đẩy đủ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

che do dinh duong
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh

Những thực phẩm mẹ bầu nên dùng 

Nhóm cây họ đậu:

– Gồm đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh. Các loại thực phẩm này cung cấp hàm lượng chất xơ cao, cùng với lượng protein, axit folic, sắt, photpho, canxi cân đối. Đặc biệt, trong các thực phẩm họ đậu có chứa lượng folate cao. Giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Hàm lượng folate trong đậu lên tới 65-90% theo nhu cầu khuyến nghị của viện dinh dưỡng. Tốt cho mẹ bầu và sự phát triển toàn diện sau này cho trẻ.

Khoai lang

Trong khoai lang chứa nhiều beta carotene – hợp chất tiền vitamin A chiết xuất từ thực vật. Khi được hấp thụ sẽ chuyển đổi thành vitamin A cần thiết cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin A giúp tăng quá trình tăng trưởng và chuyển hóa của các tế bào mô.

Phụ nữ mang bầu được khuyến cáo tăng hàm lượng vitamin A lên 10-40% so với thông thường. Tuy nhiên, khuyến cáo hạn chế việc bổ sung vitamin A có nguồn gốc từ động vật bởi sẽ gây ngộ độc khi ăn.

Thực phẩm từ sữa

Nhu cầu bổ sung tiêu thụ Canxi và Protein để đáp ứng cho quá trình phát triển của thai nhi. Trong sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa chứa 2 loại protein chất lượng cao là whey và casein dễ hấp thu và chuyển hóa. Ngoài ra, trong sữa có chứa nguồn Canxi dồi dào. kết hợp cùng với lượng Magie, Photpho, Kẽm tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Trong sữa chua có chứa hàm lượng Canxi cao hơn các sản phẩm chế biến từ sữa khác. Cung cấp lượng vi sinh vật có lợi và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Đặc biệt, sữa chua phù hợp cho cả những người bất dung nạp với đường sữa. Việc bổ sung hệ men vi sinh trong thời điểm mang thai. Giúp giảm nguy cơ gây biến chứng như tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng, dị ứng và tiền sản giật,…

Trứng

Trong một quả trứng có chứa tới hơn 77 kcal cùng với protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong sữa có nguồn Choline cao. Cần thiết cho quá trình phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể, trí não. Vì vậy, trong 1 quả trứng chứa tới 113 mg choline. Chiếm khoảng 25% so với nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ mang thai (khoảng 450mg)

Thịt nạc

Các loại thịt lợn, gà, bò được xem là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Cùng với hàm lượng choline, vitamin nhóm B và giàu sắt. Hàm lượng này cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu

Trong đấy, sắt là khoáng chất xuất hiện nhiều trong các tế bào của hồng cầu. Nó quan trọng trong việc cung cấp oxy đi nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể

Trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ cần bổ sung nhiều lượng sắt hơn so với các giai đoạn khác. Việc thiếu sắt trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa trong thai kỳ sẽ dễ gây khả năng sinh non và nhẹ cân ở trẻ. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ sắt đồng thời bổ sung thêm các dòng thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ các bữa ăn.

Các loại ngũ cốc

Bổ sung các loại hạt ngũ cốc giúp mẹ bầu đáp ứng nhu cầu tăng calo trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Ngũ cốc nguyên hạt sẽ chứa nhiều vitamin, chất xơ và các hợp chất thực vật. Giúp bổ sung dinh dưỡng tốt và nhiều hơn so với ngũ cốc đã được tinh chế.

thuc pham tot cho qua trinh mang thai
Những loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho mẹ bầu

Một số thực phẩm hạn chế ăn trong quá trình mang thai

Thịt cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Hạn chế không sử dụng thức ăn chế biến từ thịt cá có hàm lượng thủy ngân quá 1-2 lần/ tháng. Một số loại cá có lượng thủy ngân cao: cá ngừ, cá thu, kiếm

Các loại thịt cá sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn

Một số loại cá sống, đặc biệt là động vật mang một số mầm bệnh nhiễm trùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Thịt sống hoặc tái

Các loại thịt sống hoặc chưa được chế biến chín làm tăng khả năng lây nhiễm các bệnh từ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng

Trứng sống

Ăn trực tiếp trứng sống có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Các thực phẩm từ trứng sống như: Trứng chần, salad,…mẹ bầu nên lựa chọn hoặc sử dụng trứng đã tiệt trùng

Nội tạng

Hạn chế không ăn đồ ăn từ nội tạng quá 1 lần/ 1 tuần để ngăn ngừa các độc tính từ đồng và vitamin A

Rượu bia và đồ uống chứa cafein

Rượu bia làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc lưu thai. Ngay chỉ với lượng nhỏ cũng gây ra những hại đến sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra, còn gây các tình trạng như dị tật, các bệnh về tim mạch, thiểu năng trí tuệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trợ lý nhãn hàng

MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vị trí: Chức danh: TRỢ LÝ NHÃN HÀNG (ABM) Bộ phận: Phòng truyền thông – marketing Thời gian làm việc: từ

Đọc thêm »