Nguyên nhân gây tắc sữa sau sinh và cách khắc phục

Mục lục

Tắc sữa sau sinh là hiện tượng gây căng cứng và đau nhức bầu ngực. Gây mệt mỏi cho mẹ, ảnh hưởng tới quá trình chăm và nuôi con bằng sữa mẹ. Đây cũng là tình trạng mà không ít các sản phụ gặp phải sau hành trình vượt cạn thành công. Để giải quyết vấn đề “nhức đầu” này của các mẹ. Levitrue mang tới một số mẹo giúp mẹ phục hồi tuyến sữa tự nhiên của cơ thể. Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Tắc sữa sau sinh có những biểu hiện nào?

Tắc sữa là tình trạng tia sữa bị ứ đọng, không được dẫn truyền trong các ống dẫn sữa. Gây ra tình trạng căng tức bầu ngực vì không có lực đẩy ra ngoài. Điều này khiến việc cho con bú gặp rất nhiều khó khăn, mẹ luôn trong tình trạng đau nhức, mệt mỏi.

Việc tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và hành trình phát triển của bé. Tránh gây gián đoạn đến công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ.

tac sua gay nhieu phien toai
Những biểu hiện khi mẹ tắc sữa

Tắc tia sữa có gây nguy hiểm cho mẹ không?

Hiện tượng này rất phổ biến ở nhiều mẹ bỉm sau sinh. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề bình thường mà nó còn có nguy cơ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho mẹ

Việc không tìm phương pháp điều trị sớm thì hiện tượng tắc tuyến sữa sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú, gây áp xe.  Nếu để tình trạng này trong khoảng thời gian dài gây u xơ tuyến vú, nguy hiểm cho sức khỏe sau này của mẹ bỉm

Tắc tuyến sữa thường xảy ra trong thời điểm nào?

Bình thường, sau khoảng 2 đến 3 ngày sau sinh, bầu ngực của mẹ sẽ gây cảm giác nặng, căng cứng và nóng hơn so với các vùng da khác. Lượng sữa tiết ra thành các tia sữa gây cảm giác nổi cục. Nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia dẫn sữa. Thậm chí có trường hợp dẫn tới mẹ bầu bị sốt, nhiễm trùng. Nếu tình trạng tắc sữa không được giải quyết kịp thời. Vì vậy, mẹ nên để ý và quan sát cơ thể để phát hiện ra những bất thường và chuẩn bị hướng giải quyết tốt nhất.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tắc sữa sau sinh

– Tình trạng căng thẳng, stress sau sinh phần nào gây ảnh hưởng đến quá trình kích thích tuyến sữa. Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến giảm sút hormon oxytocin, điều này sẽ khiến cơ thể dừng sản xuất sữa.

– Ở một số trường hợp, do lượng sữa quá nhiều nhưng con không bú hết. Hoặc mẹ không có các phương pháp vắt sữa để dự trữ nên khiến lượng sữa ứ đọng, gây nên tình trạng tắc tia sữa

– Việc cho bé bú sai cách cũng khiến lượng sữa sản xuất ra sẽ không được bú hết. Khi sữa tồn động nhiều quá gây nên hiện tượng viêm, tắc đường ống dẫn sữa

– Việc mẹ lựa chọn kích thước áo ngực quá chật gây bó sát lên phần ngực, tạo áp lực lớn cũng dễ khiến sữa bị tắc

– Do chế độ sinh hoạt và ăn uống của mẹ chưa khoa học. Không đảm bảo hoặc do một số lý do như cơ địa, cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc sữa

Một số triệu chứng tắc sữa sau sinh

Các triệu chứng của hiện tượng tắc tia sữa thường được biểu hiện từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì chuyển biến nhanh chóng và rõ rệt

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất là bầu ngực của mẹ trở nên đau nhức, căng cứng. Cùng thời điểm đó thì lượng sữa tiết ra cũng ít hơn so với những thời điểm trước. Thậm chí không tiết sữa kể cả khi mẹ chủ động dùng tay vắt sữa hoặc dùng đến sự trợ giúp của máy vắt sữa

Ở giai đoạn tiếp, bầu ngực của mẹ sẽ xuất hiện những cục cứng, có kích thước khác nhau, gồ ghề và cảm giác khi chạm vào sẽ đau nhức. Tiếp theo là mẹ sẽ thấy cơ thể cảnh báo bằng những biểu hiện như sốt, các vùng xung quanh bầu ngực sẽ xuất hiện các nốt sần.Chạm vào ngực sẽ cảm nhận thấy nóng hơn so với các vùng khác. Có nhiều trường hợp mẹ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, đau đầu,…

Biện pháp khắc phục tình trạng tắc sữa

Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để khắc phục tình trạng tắc sữa. Bằng cách cho bé thường xuyên bú đúng cữ, đồng thời dùng tay hoặc máy vắt sữa để loại bỏ hết phần sữa thừa sau khi bé bú ra ngoài. Tránh tình trạng ứ đọng gây viêm, tắc.

Chọn size áo ngực phù hợp với kích thước của bầu ngực. Tránh lựa chọn các loại áo ngực chật hoặc sai kích thước. Hạn chế tối đa việc gây áp lực lên vùng ngực. Trong khi đấy, mẹ cũng cần bổ sung lượng nước đủ cho ngày.

Trong khi đấy, mẹ bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đảm bảo việc cung cấp đủ sữa và đủ dưỡng chất cung cấp cho con.Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, giảm stress trong giai đoạn chăm con và cho con bú.

Bên cạnh đấy, mẹ cũng thường xuyên tập các bài thể dục, thể thao nhẹ nhàng. Vừa sức để gia tăng quá trình hồi phục nhanh chóng. Ngăn ngừa nguy cơ tắc tia sữa và hỗ trợ sản xuất sữa sau sinh.

Hy vọng với những thông tin cung cấp trên bài, sẽ giúp mẹ bỉm có thêm kiến thức để hạn chế được tình trạng tắc sữa sau sinh.

 

 

 

Bài viết liên quan

Trợ lý nhãn hàng

MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vị trí: Chức danh: TRỢ LÝ NHÃN HÀNG (ABM) Bộ phận: Phòng truyền thông – marketing Thời gian làm việc: từ

Đọc thêm »