Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có những biểu hiện như nào? Nguyên nhân gây rối loạn hệ tiêu hóa là do đâu? Những hệ lụy kèm theo là gì? Việc nắm rõ những vấn đề về tiêu hóa ở trẻ sẽ giúp mẹ bỉm kịp thời xử lý và phòng ngừa bệnh cho bé. Tạo điều kiện tốt nhất cho con yêu phát triển một cách toàn diện
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng hệ tiêu hóa của trẻ co thắt một cách bất thường. Gây ra những cơn đau bụng kèm với ấy là những thay đổi trong việc tiêu hóa thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Gây cản trở lên quá trình hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng. Là nguyên nhân chính khiến trẻ thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên,…Rối loạn tiêu hóa sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút có hại từ môi trường ngoài tấn công hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Gây ra tình trạng tái phát nhiều lần nếu như bố mẹ không kịp thời xử lý.
Rối loạn tiêu hóa, những dấu hiệu chính
Giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ non nớt và chưa hoàn thiện. Chính vì vậy sẽ là điều kiện để cho tác nhân xấu xâm nhập, hoặc việc mẹ đột ngột thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của con chưa kịp thích nghi.
Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất. Gây ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng, chiều cao . Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu rõ thấy nhất khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa:
– Tiêu chảy
Đây là dấu hiệu thường thấy khi hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Biểu hiện như: trướng bụng, đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, mệt mỏi, đột ngột trớ
Tình trạng tiêu chảy nếu kéo dài sẽ gây mất nước, thiếu hụt các chất điện giải. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không có những biện pháp chữa trị, can thiệp kịp thời có thể sẽ gây tử vong.
Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ cần bổ sung nước và các chất điện giải liên tục. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các loại thực phẩm nấu loãng, dễ hấp thu và giúp cơ thể mau chóng phục hồi sức khỏe.
– Rối loạn tiêu hoá dễ gây táo bón:
Táo bón cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Với những biểu hiện như: đi ngoài ít ( không quá 3 lần trong tuần ), hiện tượng phân cứng, khô rắn, trẻ có cảm giác đau khi đi vệ sinh. Đấy là những dấu hiện thường thấy để mẹ có thể nhận biết được bé con đang bị táo bón.
Khi trẻ gặp tình trạng táo bón gây đầy hơi, khiến trẻ lười ăn, bỏ bữa, hay đau quặn bụng kèm theo là quấy khóc. Táo bón kéo dài khiến cơ thể trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng, vitamin khoáng chất cần thiết. Điều này sẽ gây trở ngại đến việc phát triển của trẻ. Gây nhẹ cân, suy dinh dưỡng so với các bạn cùng độ tuổi
– Sốt
Một số trường hợp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ kèm theo sốt nhẹ. Bởi sốt là biểu hiện của cơ thể phản ứng lại khi nhận thấy sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Sốt do hệ tiêu hóa bị rối loạn sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi kèm thoe đó là bỏ bữa.
– Một số triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa:
Trẻ bú kém: Mẹ để ý nếu trong một khoảng thời gian dài, trẻ bú không đều. Không đủ lượng sữa do hay nôn trớ, tiêu chảy,… thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời
Đau bụng: Tình trạng khóc nhiều, trướng bụng, đỏ mặt,… là những biểu hiện khi trẻ đau bụng. Hiện tượng này có thể do trẻ đang quá đói, hoặc ăn quá no, một số tình trạng có thể là do thoát bị bẹn, lồng ruột. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách xử lý cho tương ứng.
Những nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
– Rối loạn tiêu hoá gây loạn khuẩn ở đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột là hiện trạng giảm số lượng của lợi khuẩn (vi khuẩn có lợi), biểu hiện là việc rối loạn tiêu hóa. Việc mất cân bằng số lượng lợi khuẩn sẽ khiến niêm mạc đường ruột bị ảnh hưởng. Từ đấy gây ra các hiện tượng tiêu chảy, nôn trớ,…
– Do khẩu phần ăn dinh dưỡng chưa hợp lý cũng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá
Chọn lựa khẩu phần ăn vô cùng quan trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Việc cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều thực phẩm trong mỗi bữa cũng sẽ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với các nguồn thực phẩm giàu protein, chất béo nếu ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu,…
Bên cạnh đấy, việc cho trẻ sử dụng các loại nước ngọt có ga, thực phẩm chế biến sẵn nếu không được bảo quản đúng cách. Sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
– Rối loạn tiêu hoá do tác động từ môi trường sống
Ảnh hưởng từ môi trường sống kém vệ sinh, thức ăn – nguồn nước bị ô nhiễm. Không đạt chuẩn cũng sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa, đường ruột ở trẻ. Ngoài ra, việc cầm nắm đồ chơi, vật dụng chứa nhiều vi khuẩn cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây khiến vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa của trẻ.
Vì vậy, để đảm bảo con khỏe mạnh mẹ hãy tạo môi trường sống, sinh hoạt an toàn. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, khử trùng nơi ở và đồ chơi cho trẻ thường xuyên. Đồng thời tập dần cho bé thói quen không đưa tay, các vật dụng khác lên miệng…
Tác hại khi rối loạn tiêu hóa kéo dài
– Rối loạn tiêu hoá khiến trẻ khó hấp thu, cân nặng tăng chậm, suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng kèm kém hấp thu là một trong những hậu quả thường thấy nhất do chứng rối loạn tiêu hóa gây nên. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, 500 triệu trẻ trong giai đoạn dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng thì có tới trên 30% có nguyên nhân đến từ việc rối loạn tiêu hóa gây ra.
Việc rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng đến hệ đường ruột. Từ đấy làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ nhu cầu, gây suy dinh dưỡng, thấp còi
– Rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng đến miễn dịch của hệ tiêu hoá
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến lợi khuẩn trong thành ruột bị giảm sút. Từ đấy ảnh hưởng đến miễn dịch của hệ tiêu hóa. Đây sẽ là cơ hội khiến vi khuẩn xấu xâm nhập gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đại tràng, bệnh tả. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng của hệ tiêu hóa trong các giai đoạn sau này
Một số cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
– Mẹ nên bổ sung, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng từ thời điểm mang bầu
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên. Trường hợp nếu không đủ sữa mẹ, cần tìm hiểu và bổ sung sữa công thức phù hợp với độ tuổi và thể trạng của con
– Đảo bảo và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học: Giàu vitamin và khoáng chất, nguồn thực phẩm an toàn, lành tính
– Không ép con bú sữa, ăn quá no. Tập dần cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ
– Không sử dụng thuốc tùy tiện cho trẻ nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ
– Tiêm phòng đầy đủ để tránh được các bệnh nguy hiểm
Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ, cha mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đấy, bổ sung đồng thời những thực phẩm giàu Lysine, vitamin khoáng chất thiết yếu như Selen, Crom, nhóm vitamin B,…giúp trẻ ăn uống ngon miệng, giảm ốm vặt và các vấn đề hệ tiêu hóa hay gặp phải