Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Mục lục

Sức khỏe của trẻ sơ sinh trong khoảng tháng đầu tiên còn rất yếu ớt. Chính vì thế, mẹ cần trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng. Cùng sự khéo léo để không ảnh hưởng tới sự phát triển của con trong các giai đoạn sau.

Cũng có thể nói, tháng đầu tiên sau sinh là thời gian khó khăn nhất đối với các bậc phụ huynh. Đặc biệt đối với chị em lần đầu làm mẹ. Trong khoảng thời gian này, cơ thể mẹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh. Bên cạnh đấy kèm theo việc chăm sóc cơ thể non nớt của trẻ. Vì vậy để dành tặng con những điều tốt đẹp nhất. Mẹ hãy cố gắng trang bị thật nhiều những kiến thức bổ ích dưới đây nhé!

Cẩn trọng trong việc sử dụng tã kín cho con

Việc các mẹ hay sử dụng tã quấn kín người con sẽ gây nên một số ảnh hưởng không tốt trong quá trình phát triển, hoàn thiện của da. Quấn quá kín nên những chất thải tiết ra bằng đường da của trẻ sẽ không thoát được ra ngoài. Trong đó phải kể đến CO2, đây là một trong những chất gây hại cho da em bé. Quấn tã kín trong một khoảng thời gian mà mẹ không chú ý. Rất dễ gây nên tình trạng da bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

quan ta ki gay kho chiu cho be
Hãy cẩn trọng khi quấn tã quá kín cho con

Bế trẻ sơ sinh đúng tư thế

Trong những tháng đầu đời, khung xương của trẻ phát triển chưa vững chắc. Nếu việc mẹ bế bé sai cách sẽ gây ra những hệ lụy không hay cho sau này. Chính vì thế, để đảm bảo con được phát triển khỏe mạnh và bình thường. Mẹ nên ôm bé trọn trong vòng tay. Lấy tay để đỡ cổ và đầu cho bé, tay còn lại đặt dưới mông để đảm bảo cơ thể con nằm ngang song song với mẹ. Phần lưng được đặt sao cho nằm dọc theo hướng cánh tay của mẹ.

tu the be tre dung
Bế trẻ đúng tư thế để tránh gây ảnh hưởng đến hệ xương sau này

Cho trẻ sử dụng lượng sữa vừa đủ trong mỗi lần bú

Thời điểm tháng đầu, mẹ nên cho con dùng sữa bất kỳ thời điểm nào mà con đói. Lý tưởng nhất là từ 8 đến 12 cữ trong ngày. Tính ra, cứ sau 2 tiếng là mẹ sẽ cho bé bú một lần. Thời gian cho mỗi lần là từ 10-15 phút. Về đêm, số lần cho bú từ 2-3 lần là vừa đủ

Việc sử dụng sữa mẹ cho con trong vòng 6 tháng đầu là thật sự cần thiết. Bởi sữa mẹ có những dưỡng chất giúp con phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, với trường hợp mẹ không có đủ sữa để cho con. Mẹ hãy lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có chứa công thức phù hợp với thể trạng, độ tuổi cùng cơ chế hấp thu của cơ thể con. Đảm bảo cung cấp dưỡng chất cân đối, đủ đầy giúp con khôn lớn mỗi ngày

Bên cạnh đấy, mẹ hãy quan sát số lần đi vệ sinh của con. Để biết rằng con đã dùng đủ lượng sữa mẹ cung cấp hay chưa. Tính từ ngày thứ 5 sau khi sinh. Con sẽ tiểu ít nhất 6 lần/ ngày là dấu hiệu con được bú đủ lượng sữa trong ngày

Không tắm quá kỹ cho con

Da của trẻ trong khoảng thời gian này còn rất mỏng và nhạy cảm. Dưới da lại chứa nhiều các mạch máu nên việc tắm quá kỹ hay sử dụng xà bông không phù hợp sẽ khiến da gặp tình trạng mẩn đỏ, giảm chức năng bảo vệ của da.

Không tắm quá 15 phút, nhiệt độ mẹ để không được quá nóng tránh gây bỏng cho làn da yếu ớt của con. Cũng không được quá lạnh dễ khiến bé bị cảm lạnh. Đặc biệt trong lúc tắm, sự tương tác giữa bé với mẹ là vô cùng cần thiết. Trò chuyện với con, tiếp xúc da khi tắm sẽ gắn kết và gia tăng cảm giác an toàn cho bé con.

Hướng dẫn tắm đúng cách cho bé:

– Đầu tiên, vệ sinh tay thật sạch trước khi tắm. Không để móng tay quá dài và nhọn tránh làm tổn thương da em bé

– Pha nước ấm trên dưới 37 độ C, đặt trong phòng ấm áp, kín gió

– Sử dụng nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau rửa các bộ phận tai, mũi, cổ, mặt bé bằng khăn vải xô mỏng mềm, bông băng mềm không gây kích ứng cho da của trẻ

– Sử dụng lực nhẹ nhàng, lau rửa cho bé từ trước ra sau để tránh tình trạng nhiễm trùng

– Sử dụng khăn bông khô mềm để lau người cho bé. Quấn quanh người để tránh nhiễm cảm lạnh

– Với những ngày nhiệt độ xuống thấp, khi tắm xong mẹ nên sử dụng lò sưởi hoặc bật điều hòa chế độ làm ấm khoảng 15 phút. Tạo không khí ấm áp, massage nhẹ nhàng  giúp tăng cường tuần hoàn, miễn dịch và giữ tinh thần bé luôn thấy thoải mái, dễ chịu

khong nen tam lau cho tre
Tắm quá kĩ dễ khiến trẻ cảm lạnh

Để trẻ ngủ đủ giấc, tránh đặt nằm sấp khi ngủ

Giấc ngủ  đặc biệt quan trọng đến quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần cho trẻ. Trong tháng đầu tiên, thời gian trẻ ngủ thường sẽ từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày. Được chia từ 4- 5 cữ ngủ, mỗi cữ tầm 3 – 4 tiếng.

Theo những khuyến cáo của các bác sĩ khoa nhi, khi ngủ đặt bé nằm ngửa sẽ là tốt nhất. Tránh để con nằm nghiêng hay nằm sấp vì sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Về chỗ ngủ, mẹ nên chọn những chỗ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng và không có quá nhiều ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp với trẻ sơ sinh trong phòng sẽ là 28 độ C. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao. Sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

khong nen de tre nam sap
Trẻ nằm sấp nhiều gây ảnh hưởng lên các cơ quan nội tạng của trẻ

Cẩn trọng trong việc vệ sinh dây rốn của trẻ sơ sinh

Cuống rốn của trẻ là sợi dây dẫn truyền dinh dưỡng nuôi bé tại khoảng thời gian trong bụng mẹ. Đây là vị trí vô cùng nhạy cảm trên cơ thể của con, bởi vậy nếu việc chăm sóc và vệ sinh không tốt sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Thậm chí, nhiều trường hợp biến chứng gây nhiễm trùng máu. Vì vậy, việc vệ sinh và chăm sóc cuống rốn cho con thì mẹ cần lưu ý tới những bước sau:

– Vệ sinh tay sạch sẽ, sát trùng trước khi chăm sóc cuống rốn của con

– Cử chỉ nhẹ nhàng tháo và thay băng gạc rốn cho con

– Quan sát rốn và các vùng da lân cận xem có nổi mẩn đỏ, có dịch mủ vàng hay mùi hôi, các dấu hiệu bất thường nào không.

– Vệ sinh rốn bằng bông gòn khử khuẩn với nước sôi vô trùng, sau đó thấm khô cho rốn và các vùng da lân cận

– Sử dụng nước muối sinh lý để sát trùng các vùng da lân cận

– Nếu đảm bảo được vệ sinh, mẹ có thể để hở cuống rốn cho bé, hoặc che bằng lớp gạc mỏng, thoáng vô trùng

Với những thông tin tổng hợp ở trên, rất mong sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho mẹ trong hành trình chăm con khỏe, con ngoan!

 

Bài viết liên quan