Hơn 9 tháng với bao cung bậc cảm xúc đợi chờ con chào đời. Cùng với bao điều mẹ cần học hỏi, chuẩn bị hành trang thật tốt cho hành trình đồng hành cùng con yêu.
Bên cạnh niềm vui khôn xiết, luôn đi kèm với sự bối rối khi mẹ nhận ra mình còn đối mặt với nhiều vấn đề mới mẻ khác. Mình sẽ chăm con, cho con bú như nào, tắm cho con ra sao. Vì vậy, mẹ hãy bỏ túi các bí kíp dưới đây. Để giúp mẹ trải qua thời kỳ đầu chăm con thật nhiều suôn sẻ mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, cần lưu ý điều gì
Trong giai đoạn này, cơ thể và sức khỏe của con còn khá non nớt. Hệ xương và cơ của con còn chưa hoàn thiện, dễ tổn thương nên mẹ cần nâng niu, nhẹ nhàng với bé.
Cùng với đó, hệ miễn dịch của con chưa ổn định. Dễ bị tác động, tấn công từ vi khuẩn, vi rút. Nên mẹ cần chuẩn bị những biện pháp tăng cường miễn dịch, giúp bé phát triển 1 cách toàn diện nhất
Cũng trong thời kỳ này, hệ tiêu hóa của con vẫn chưa ổn định. Vì vậy, con rất dễ gặp phải tình trạng trào ngược, vàng da sinh lý, táo bón, chướng bụng. Mẹ cần hết sức lưu ý và lựa chọn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn để củng cố miễn dịch và cung cấp dinh dưỡng cho con. Ngoài ra, bổ sung dặm thêm sữa ngoài giúp cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển.
Cho con bú đúng cách
Cho con bú sữa mẹ sớm nhất kể từ thời điểm chào đời. Mẹ cũng lưu ý cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời. Duy trì càng lâu càng tốt cho sự phát triển của con. Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa. Bổ sung các kháng thể tự nhiên giúp bé chống lại các tác nhân xấu gây bệnh.
Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý các khoảng thời gian cho con bú. Tránh tình trạng cho con ăn liên tục gây hiện tượng trớ sữa. Thông thường, bé sẽ bú từ 1-2 giờ/lần trong vài tuần đầu mới sinh. Mỗi cứ bú sẽ kéo dài từ 15-25 phút tùy vào lượng sữa mẹ tiết ra hay nhu cầu lúc đấy của bé. Một số cử chỉ khi đói bé sẽ thể hiện như: khóc, ngọ nguậy, tép miệng liên tục,…mẹ hãy lưu ý nhé.
Cho bé “ợ hơi” đúng cách khi cho con bú xong
Dù mẹ có cho bé bú sữa mẹ hay sữa công thức, thì sau khi con đã bú no. Mẹ hãy để cho bé ợ hơi tránh tình trạng ọc hay nôn trớ.
Tư thế bế giúp bé ợ hơi đúng là để bé ở thế vác trên vai. Phần bụng bé áp sát với ngực mẹ, vỗ nhẹ lưng cho bé. Mẹ giữ tư thế bế bé kiểu vậy tầm từ 10-15 phút, giữ phần đầu và cổ bé cẩn thận. Việc giúp con ợ hơi đúng cách này sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng nôn trớ do bú sữa no. Giảm thiểu được tình trạng trào ngược dạ dày. Mẹ có thể tham khảo một số phương pháp, tư thế bế giúp con ợ hơi đúng cách khác để cho bé cảm thấy thoải mái sau khi được ăn no.
Chăm sóc cuống rốn cẩn thận
Cuống rốn của bé là vết thương hở. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách thì rất dễ nhiễm trùng, gây hại cho sức khỏe của bé. Đặc biệt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu. Chính vì thế, mẹ cần có kiến thức chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé cẩn thận. Lưu ý thực hiện vệ sinh theo các bước sau:
– Vệ sinh tay và dụng cụ thật sạch trước khi thực hiện vệ sinh rốn cho bé
– Tháo băng gạc rốn của bé một cách nhẹ nhàng, cẩn thận
– Chú ý quan sát vùng rốn và các vùng da liên quan khác xem có bị viêm hay đổ mủ, chảy dịch vàng, có mùi hôi hoặc dấu hiệu bất thường nào hay không
– Vệ sinh rốn bằng bông gòn với nước đun sôi vô trùng, thấm khô xung quanh vùng rốn và chân rốn
Tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ sơ sinh mỏng và nhạy cảm. Nếu mẹ chăm sóc không đúng cách thì rất dễ khiến bé bị viêm da, gây nhiễm trùng.
Không nên lạm dụng sữa tắm hoặc dầu gội. Bởi một số thành phần trong chúng sẽ gây kích ứng, nổi mẩn đỏ cho da bé. Trường hợp mẹ muốn dùng sữa tắm cho con, nên lựa chọn kĩ dòng sản phẩm dịu nhẹ, nguyên liệu lành tính,…
Một số mẹo sử dụng phương pháp dân gian dùng nước lá tắm cho bé. Nhưng mẹ cũng phải lưu ý xem da bé thuộc da gì, mỗi một thời kỳ nên dùng lá nào tắm cho con là phù hợp
Hướng dẫn tắm cho bé đúng cách:
– Vệ sinh tay và cắt ngắn móng tay, tránh tình trạng cào xước, gây tổn thương cho da bé
– Dùng nước ấm trên dưới 37 độ C, tắm cho bé trong phòng kín gió, thông thoáng và ấm áp
– Vệ sinh nhẹ nhàng mũi, mặt, cổ trước khi tắm cho bé bằng nước muối sinh lý. Sử dụng vải xô để lau nhẹ mặt cho bé
– Không tắm cho bé quá lâu, khi tắm xong mẹ nên lấy khăn bông quấn toàn thân cho bé. Đối với những ngày nhiệt độ thấp, mẹ nên bật lò sưởi khoảng 5-10 phút. Thực hiện masage nhẹ nhàng giúp bé tăng cường miễn dịch. Tạo cảm giác thoải mái cho bé.
Giấc ngủ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn sơ sinh
Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ từ 16-20 tiếng trên ngày. Một số trường hợp bé sẽ gắt ngủ, quấy khóc. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi.
Vì thế, mẹ cần rèn luyện cho bé ngủ theo trình tự: ăn – chơi – ngủ, lặp lại từ 1-3h một lần. Theo tuần hoàn thói quen, bé sẽ quen dần với trình tự mà mẹ đã vạch sẵn ra. Như vậy con sẽ có đủ khoảng thời gian để vừa được chơi mà vẫn ngủ đủ giấc. Tránh tình trạng để bụng đói đi ngủ.
Trên đây là một số thông tin giúp mẹ thêm kiến thức chăm sóc con trong thời kỳ sơ sinh. Các mẹ hãy cùng tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình nhé.