Những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ nên lưu ý

Mục lục

Hành trình chào đón thiên thần nhỏ sẽ là điều hạnh phúc nhất của bậc làm cha làm mẹ. Với mong muốn dành tặng con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mà ba và mẹ luôn có những chuẩn bị tốt nhất để chào mừng thành viên mới của gia đình.

Đặc biệt, vào thời điểm cuối của thai kỳ thì sự mong ngóng con chào đời luôn thường trực trong mẹ. Vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy bồi hồi, lo lắng vì không biết thời điểm nào thì chuyển dạ. Thấu hiểu được tâm lý của hầu hết các mẹ bầu. Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin hữu ích giúp mẹ nhận biết được những dấu hiệu báo sinh sớm nhất. Để đảm bảo hành trình mẹ tròn, con vuông.

Khái niệm “chuyển dạ” là như thế nào?

Chuyển dạ chính là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Giúp thai nhi và bánh rau ra khỏi buồng của tử cung bằng đường dẫn sinh âm đạo của người mẹ

Thời điểm cuối thai kỳ, các triệu chứng báo hiệu sắp sinh gồm: cơn co thắt của tử cung, phần bụng cứng hơn do tử cung bắt đầu mở rộng. Tiếp theo là các cơn đau sẽ ngày càng tăng và đều đặn. Quá trình này thì được gọi là chuyển dạ trước sinh.

chuyển dạ
Những cơn đau kéo đến khi chuyển dạ

Các dấu hiệu báo hiệu sắp sinh và chuyển dạ mà các mẹ bầu thường gặp phải

Sa bụng dưới

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Thai nhi sẽ di chuyển xuống gần khu vực xương chậu của mẹ. Báo hiệu cho hành trình chuyển dạ sắp tới. Hiện tượng này sẽ xảy ra từ một vài tuần trước sinh. Thậm chí có một số trường hợp là vài giờ trước sinh. Hiện tượng sa bụng dưới dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Đặc biệt trong trường hợp sinh con đầu lòng.

Đối với các mẹ bầu lần 2 thì dấu hiệu trễ bụng dưới này khá khó phát hiện và chỉ cảm nhận thấy khi mà hành trình vượt cạn bắt đầu. Khi hiện tượng này xảy ra, lúc này hướng đầu của trẻ quay hướng xuống dưới và ở vị trí thấp nhất.

Trong thời điểm này, cơ thể trẻ sẽ chèn ép lên bàng quang của mẹ và gây cảm giác hay đi vệ sinh hơn. Giống với trường hợp của 3 tháng đầu thai kỳ. Cảm giác nặng bụng dưới do áp lực của thai nhi sẽ khiến mẹ di chuyển nặng nề. Trong khi đấy, mẹ cũng cảm thấy dễ dàng hô hấp hơn. Vị trí bé nằm không lấn chiếm không gian hoạt động của lá phổi. Giảm áp lực lên lồng ngực cho mẹ.

sa bung duoi
Sa bụng dưới là dấu hiệu báo sắp sinh

Các cơn co thắt của cổ tử cung

Dấu hiệu tử cung co thắt là một trong những điểm dẫn nhận biết nhất trong hành trình chuyển dạ đi sinh của mẹ. Hầu hết các mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua thời điểm co thắt của cổ tử cung. Đôi khi với tần suất xuất hiện không đều, không gây đau,…Điều quan trọng ở đây là mẹ bầu cần hiểu đúng và nhận ra đặc điểm, biểu hiện của những cơn gò chuyển dạ thật.

Thường các cơn co thắt thật sẽ diễn ra liên tục và đều đặn. Mỗi lần khoảng 5-10 phút và kéo dài từ 30-60 giây. Sau đó tăng dần từ 2-3 phút/ cơn. Vì vậy, không quá khó để mẹ có thể phân biệt và nhận ra sự khác nhau giữa các cơn co sinh lý và cơ thắt trong quá trình chuyển dạ báo đẻ.

Vỡ nước ối

Đây cũng chính là dấu hiệu báo sinh rõ ràng nhất. Cảm giác vỡ nước ối ở mỗi mẹ đều không giống nhau, có nhiều trường hợp bất chợt mẹ cảm nhận thấy dòng nước chảy nhanh và mạnh, đột ngột nhưng không gây đau đớn.

Vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào đều gây ảnh hưởng đến em bé. Đây cũng là thời điểm tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu xâm nhập. Vì vậy, khi xuất hiện hiện tượng trên thì cần có sự can thiệp ngay của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vì trường hợp vỡ ối càng lâu mà chưa được xử lý thì nguy cơ nhiễm trùng cho bé càng lớn.

Tử cung có dấu hiệu dãn nở rộng

Thời điểm trong các tuần cuối thai kỳ, tử cung sẽ giãn và mỏng đi. Trước thời điểm mẹ bầu chuyển dạ nhằm giúp trẻ dễ dàng chào đời. Tuy nhiên, với mỗi mẹ thì tốc độ nở của tử cung đều không giống nhau. Trung bình tử cung mở đến 10cm thì được xem là thuận lợi cho hành trình vượt cạn của mẹ. Quá trình này được chia ra làm hai giai đoạn chính:

– Ở giai đoạn đầu: Cổ tử cung mở đến tầm 3cm, tốc độ mở chậm khoảng 6 tiếng

– Giai đoạn thứ hai: Tử cung mở từ 3-10 cm, tốc độ nhanh hơn, sẽ mất khoảng 7 tiếng

Mất nút (dịch) nhầy

Đây là khái niệm để chỉ một khối dịch nhầy xuất hiện ở lỗ tử cung của mẹ bầu. Giống như hàng rào tự nhiên giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn tấn công vào tử cung. Trong thời điểm từ tuần thứ 37 đến 40 của giai đoạn thai kỳ, Mẹ sẽ thấy âm đạo xuất hiện các vệt chất nhầy màu hồng hoặc có màu hơi đỏ. Đấy chính là hiện tượng mất nút nhầy, báo hiệu quá trình dọn đường cho con chào đời đã sẵn sàng.

Việc xuất hiện dịch nhầy báo hiệu cho mẹ biết thời điểm chào đón con trong khoảng vài ngày tới. Mẹ cũng lưu ý là thời gian báo xuất hiện chất nhầy và thời điểm bắt đầu chuyển dạ là không cố định. Có mẹ chỉ mất khoảng vài giờ, nhưng ở một số mẹ khoảng thời gian báo lại từ 1-2 tuần trước sinh.

Cảm nhận đau nhức thắt lưng, hay gặp tình trạng chuột rút

Trong thời điểm sắp sinh, những cơn chuột rút sẽ ghé thăm mẹ bầu thường xuyên hơn. Đồng thời, cảm giác đau mỏi ở vùng lưng trở nên nghiêm trọng và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Đặc biệt, trong lần đầu mang thai thì các dấu hiệu sẽ dễ dàng nhận biết hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do sự co giãn của tử cung khiến các khớp vùng xương chậu bị kéo căng để chuẩn bị cho chào đón bé con.

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ nên làm gì

Trên thực tế, việc xác định ngày dự sinh sẽ có thể không đúng. Do đó, khi những dấu hiệu sắp sinh, mẹ cần giữ tinh thần bình tĩnh. Không lo lắng và chuẩn bị thực hiện theo yêu cầu dưới đây:

– Việc đầu tiên là mẹ cần thăm khám thai đúng lịch hẹn với bác sĩ. Để xác định thời điểm chính xác cần nhập viện

– Mẹ cần làm quen dần với những cơn đau. Tuy nhiên, cơn co thắt chính là một phần tích cực. Giúp mẹ xác định thời gian chào đón con ngày càng đến gần

– Thả lỏng, kiểm soát nhịp thở. Điều này giúp mẹ giảm bớt được đau đớn, giữ tư tưởng thoải mái khi lâm bồn.

Trên đây là những thông tin mà Levitrue đã tổng hợp. Để giúp mẹ bầu xác định và chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất trong thời điểm chào đón con. Rất mong với những thông tin trên sẽ giúp mẹ hoàn thành sứ mệnh cao cả một cách khỏe mạnh, thành công!

Bài viết liên quan